Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Điều khiển sự ra hoa của cây Thanh Long

 
Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ra hoa trái vụ. Sự thắp đèn dựa trên cơ sở thanh long là cây ngày dài, dùng ánh sáng đèn để cắt đêm dài. Đã có một số điều tra và thí nghiệm về vấn đề này.


 
Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông  Nam Á có trồng thanh long tương đối tập trung trên qui mu thương mại. Ở Bình Thuận nói riêng và Nam bộ nói chung mùa thanh long tự nhiên xảy ra từ tháng 4 tới vườn tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8. Tuy nhiên vào đúng vụ thu hoạch giá thanh long thường thấp. Do vậy, việc điều khiển thanh long ra hoa trái vụ để chủ động thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế đã được các nhà khoa học, người dân trồng thanh long quan tâm. Cảm ứng thanh long ra hoa bằng hóa chất (KNO3 và một số chất khác) giúp hoa ra sớm hơn so với các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 - 1,5 tháng. Tuy nhiên, chưa đạt được cảm ứng ra hoa đồng loạt và mạnh như ở cây xoài, số hoa ra còn ít và rải rác. Trong vài năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ra hoa trái vụ. Sự thắp đèn dựa trên cơ sở thanh long là cây ngày dài, dùng ánh sáng đèn để cắt đêm dài. Đã có một số điều tra và thí nghiệm về vấn đề này. Kết quả điều tra và thí nghiệm cho thấy:
 
- Dùng bóng đèn tròn, từ 75 tới 100 watt cho hiệu quả cao nhất. Dùng đèn ống hiệu quả kém hơn vì cây hấp thu ánh sáng đỏ (red light) và đỏ xa (far red light) (G.R. Noggle và G. J. Fritz). Dùng bóng 60 watt không đủ độ sáng, số quả ra ít. Dùng bóng 200 watt số quả không tăng hơn bao nhiêu mà lại tốn điện.
 
- Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng bóng đèn 100 watt để thắp sáng cho thanh long, thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 - 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Qua điều tra trên diện rộng, trong 97 lần thắp sáng bằng đèn của các vườn được điều tra đã có đến 85% số vườn phải thắp đèn từ 8 đến 10 giờ/đêm và liên tục từ 15 đến 20 đêm tùy theo mùa, lúc ngày ngắn thì phải thắp nhiều đêm hơn lúc ngày tương đối dài hơn. Các vườn này đã đạt được bình quân 13,3 kg quả/trụ/lứa thắp đèn. Vào tháng hai một số vườn đã chỉ thắp có 7 giờ/đêm và kéo dài chỉ từ 10 tới 12 đêm. Nhưng nếu xử lý đèn liên tục, mỗi tháng xử lý một lần thì năng suất sẽ thấp và bất ổn, 5 lần xử lý liên tục trong các tháng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 1 sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần xử lý, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ. Sau 4 - 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện. Nó cần khoảng 20 - 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 đến 28 ngày/ để quả phát triển. Như vậy từ khi ra nụ tới khi thu hoạch mất độ 50 - 52 ngày. Khoảng thời gian này dài ngắn chút ít tùy vào điều kiện khí hậu nơi trồng.
 
Tuy nhiên, khi sử dụng bóng đèn tròn thì mức độ tiêu hao điện năng lớn. Do vậy, hiệu quả kinh tế thu được của người trồng thanh long chưa thực sự cao. Với mục tiêu giúp nhà vườn trồng thanh long tiết kiệm điện, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập, Trung tâm tiết kiệm điện năng tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty cổ phần Bóng đèn Rạng Đông đã xây dựng mô hình dùng đèn compact thay thế đèn sợi đốt để xông thanh long ra hoa trái vụ. Kết quả bước đầu thu được rất khả quan. Qua thử nghiệm cho thấy, đèn compact tiết kiệm 75% điện năng so với đèn sợi đốt, trong khi đó tỉ lệ cây thanh long ra hoa đạt từ 70-90%. Thắp đèn compact kích thích thanh long ra hoa trái vụ có nhiều cái lợi. Thứ nhất là tiết kiệm tiền điện gấp 2 lần so với dùng bóng tròn và chong được số lượng bóng nhiều hơn. Thay vì lưới điện chỉ chong được 100 bóng tròn, thì chong bóng compact được 300 bóng. Thứ hai dùng bóng đèn tiết kiệm thì tỷ lệ ra hoa vừa phải, ít tốn công lặt bỏ, làm cho cây thanh long phục hồi nhanh hơn sau mỗi đợt thu hoạch. Thứ ba là cùng ngành điện giải quyết khó khăn về sự thiếu hụt nguồn cung như hiện nay.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét