Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long ruột đỏ



Bài trích giới thiệu các chú ý trong trồng và chăm sóc thanh long ruột đỏ: chuẩn bị cây trụ, đất, giống, thời vụ trồng, cách trồng, tưới nước, mật độ và khoảng cách trồng, tỉa cành và tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu hại.

 I/ Yêu cầu chung:
    Thanh long thuộc nhóm cây ưa sáng, rễ bàng và ăn cạn nên đất trồng thanh long phải thông thoáng, không bị ngập nước vào mùa mưa, lũ. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng; Nước tưới không nhiễm phèn, nhiễm mặn.
 II/ Chuẩn bị cây trụ:
    - Trụ xi măng: dài 2,0 cạnh vuông 12-15cm.
    - Trụ được chôn sâu 0,5- 0,6m  và tiến hành làm mô (ụ)
 III/ Chuẩn bị đất:
    - Nên làm mô đất nhằm giúp thoát nước tốt.
    - Kích thước mô: Cao 10 -15cm, đường kính 60-0,80cm.
    Mô sử dụng trồng thanh long là lớp đất mặt trộn với phân chuồng hoai 15-20 kg (phân hữu cơ: 10-15kg/trụ) + 500g phân Super lân + Basudin(2g/mô). Đất được chuẩn bị trước khi trồng thanh long 1-2 tuần. Dùng Benomyl (nồng độ 0,1%) tưới vào mô đất trước khi trồng để phòng ngừa nấm bệnh.
  IV/ Chọn và chuẩn bị giống:
    - Hom dài 30-40cm, chọn các cành to, khoẻ, thẳng, không bị sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng.
    - Đáy hom (dài 3-5cm) được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi, nhằm tránh thối hom giống, sau đó nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm như Benlate C, nồng độ 0,1% trong 5 phút
    - Hom có thể được giâm trước khi trồng trong vùng che bớt ánh sáng tới khi cành ra rễ và đâm chồi mới hoặc có thể trồng thẳng ngoài đồng
  V/Trồng và chăm sóc:
    1/. Thời vụ trồng:
    Có thể trồng bất cứ thời gian nào trong năm. Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 3-4dl) để giảm chi phí tưới và khi mùa khô tới cây đủ lớn có thể chịu được với nhiệt độ cao và khô hạn. Tuy nhiên, mùa này hom giống khan hiếm.
    2/. Cách trồng:
    Đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng của thân thanh long ôm sát vào trụ và dùng dây nylon cột cành vào trụ, mỗi trụ đặt 4 hom.
    3/. Tưới nước:
    Hom sau khi đặt phải tưới nước thường xuyên 2 lần /ngày (không tưới quá nhiều nước sẽ gây thối gốc), khi cây đã sinh trưởng, phát triển tuỳ theo thời tiết mà tưới nước cho cây, không để quá khô và không tưới quá ẩm, chú ý thoát nước khi mưa lũ
    4/. Mật độ và khoảng cách trồng:
    - Mật độ trồng: 1100 trụ/ha.
    - Khoảng cách trồng: 3m x 3m
    5/. Tỉa cành, tạo tán:
    Từ mặt đất tới đỉnh trụ chỉ chọn để lại 1 cành, trong thời gian này cần chú ý cột cành sát vào trụ để rễ khí sinh của cành bám chặt vào trụ giúp cành không bị gãy khi gặp mưa, gió….
    Trên đỉnh trụ, cành có thể được cắt tỉa sao cho tạo tán tròn và phân bố đều quanh trụ. Các cành mới trên đỉnh trụ  sẽ được tỉa theo nguyên tắc: một cành mẹ, 2 cành con. Chọn các cành to khoẻ để lại. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tai chuột, cành sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán, cành đã cho quả 2-3 năm
    6/. Bón phân
    - Khi cây còn nhỏ (dưới 3 tháng) sau khi trồng 2 tuần (đối với cây đã có rễ hoàn chỉnh) có thể sử dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới, liều lượng 20-30g/trụ, 10 ngày/lần
    - Cây 3-12 tháng sữ dụng Urea + DAP hoặc NPK 16-16-8 hay 20-20-15 tưới 30-50g/trụ, 15 ngày/lần tuỳ theo loại đất và tăng theo tuổi cây.
    - Cây 1-3 năm:
    + Phân hữu cơ:
    Có thể sử dụng phân chuồng hoai hoặc hữu cơ 20-50kg/trụ/năm (lượng phân tăng theo tuổi cây và tuỳ theo đất), chia làm 2 lần bón. Lần 1 vào lúc cây chuẩn bị ra hoa rộ (tháng 2-3dl), lần 2 tháng 9-10dl, sau giai đoạn cho trái rộ, giai đoạn sinh cành mới và chuẩn bị nuôi trái vụ nghịch. Cách bón: xới nhẹ xung quanh gốc, cách gốc 15-30cm, cho phân đều khắp tán và dùng rơm rạ, cỏ tủ gốc
    + Phân hoá học:
    Có thể sử dụng phân NPK 20-20-15 hoặc đơn phân Urea, DAP, KCl, tùy theo mục đích.. Sử dụng cho ra hoa và nuôi quả cần chú ý hàm lượng lân và kali cao, kích thích cây ra cành mới cần bón đạm cao.
    Thời gian bón:
    Năm 1-2: 200-300g phân/đợt (phân hỗn hợp hoặc phân đơn).
    Từ năm 3 trở đi bón 500-1000g phân/đợt (theo tuổi cây và bộ khung tán cây). Bón 4 đợt/năm, vào tháng 2,5,8, và 11dl.
    Cách bón: Xới nhẹ xung quanh tán, rãi phân  và đắp lại bằng rơm, cỏ khô….
    + Phân bón lá :
    Nhằm kích thích cây mau ra hoa, tăng độ bóng vỏ trái, độ cứng tai trái và kích cỡ trái, có thể sử dụng các loại phân bón lá được sử dụng trên thị trường. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chọn các công thức phân bón lá khác nhau. Nếu sử dụng ra cành và phát triển cành dùng các phân bón lá có đạm và lân cao, nếu kích thích ra hoa sớm và nuôi quả dùng các phân có công thức lân và kali cao. Chú ý ngưng phun phân bón lá trước khi thu quả 2 tuần
    7/. Sâu bệnh hại:
    - Côn trùng gây hại:
    + Kiến: Thanh long dễ bị kiến lửa và kiến riện tấn công, có thể phòng trị dễ dàng bằng các loại thuốc trừ côn trùng. Phun (rãi) xung quanh gốc cây và ngay vị trí kiến tấn công, hoặc làm bã dẫn dụ
    + Ruồi đục trái: Có thể sữ dụng bả mồi (SOFRI protein) hoặc bao trái sau khi thụ phấn 7-10 ngày
    -Bệnh hại:
    +Thối cành, nám cành có thể phòng trị dễ dàng bằng các loại thuốc gốc đồng như Benlat C, Coc 85, Ridomyl,…
    +Thán thư: xuất hiện trên cành và trái.
    Phòng trị: Phun các thuốc Ridomyl, Antracol,  … Đối với quả: hoa sau khi nở 3-5 ngày cần tỉa bỏ nhuỵ đã héo rũ ở đỉnh quả, phun thuốc và bao quả bằng bao vải không dệt.
    VI/. Thu hoạch:
    Tuỳ theo thị trường, quả có thể thu hoạch từ 29 đến 31 ngày sau khi hoa nở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét